7:52 AM
Làm thế nào để tăng sự thèm ăn cho chó?

Không phải lúc nào chó cũng ăn thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn tươi. Nguyên nhân có thể do chó bị stress, kén ăn hoặc ít vận động. May mắn là có những thủ thuật để tăng sự thèm ăn cho chó và khuyến khích chó ăn uống. Tuy nhiên, nếu chó của bạn tiếp tục lười ăn và có dấu hiệu mệt mỏi kéo dài hoặc bị bệnh, hãy liên lạc ngay với bác sĩ thú y để nắm tình trạng sức khỏe hiện tại của chó.

Phần 1: Tăng sự thèm ăn cho chó

1. Tìm hiểu nguyên nhân

Đầu tiên hãy tìm hiểu nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân khiến chó biếng ăn. Bạn có thể giúp chó vượt qua tình trạng này. Một số con chó bị bệnh do hoạt động quá sức. Một số con chó khác gặp khó khăn trong ăn uống khi thay đổi môi trường sống mới.

Một số con chó không thích ăn trong môi trường không thoải mái. Cố gắng giữ bát của chó cùng một nơi, ở độ cao thoải mái và tránh xa vật nuôi khác có thể ăn thức ăn của chó ví dụ như mèo.

Chó biếng ăn có thể do ảnh hưởng của sự ra đi hoặc sự xuất hiện mới của một vật nuôi khác hoặc một thành viên mới trong gia đình.

Có vài nguyên nhân rất nhỏ cũng dẫn đến tình trạng trên như sự thay đổi đồ nội thất trong nhà.

Một số chú chó không chịu ăn vì nó muốn sự chú ý từ bạn. Nếu chó của bạn phớt lờ thức ăn mà nhìn bạn để mong nhận sự chú ý thì hãy phớt lờ nó đi. Khi bạn cho chó ăn, hãy để thức ăn trong 10 phút và mặc kệ nó để đi làm việc gì đó khác.

Nhiều con chó có lẽ đơn giản là muốn ăn thức ăn cầu kì hơn loại thức ăn mà nó đang ăn.

2. Ngừng việc cho thức ăn của bạn đang ăn cho chó

Hầu hết các chú chó thích ăn miếng thịt nướng hay khoai tây chiên hơn thức ăn dành cho chó. Nó sẽ rất quý bạn mỗi lần bạn cho nó thức ăn, nhưng dần dần nó sẽ khiến cho chó trở nên khó khăn trong ăn uống và thường xuyên xin ăn khi bạn đang ăn trên bàn.

Hãy nhắc nhở trẻ nhỏ trong nhà không được phá vỡ quy tắc này để tránh làm cho chó hư và khó khăn trong việc ăn uống sau này.

3. Tập thể dục cho chó

Việc tập thể dục thường xuyên sẽ kích thích sự thèm ăn của chó và khuyến khích nó ăn nhiều hơn. Để thực sự tăng cường hiệu quả của việc tập thể dục, hãy đưa chó đi dạo trước mỗi bữa ăn.

Mặc dù, một số loài chó yêu cầu nhiều hoạt động hơn, nhưng lý tưởng nhất là chó của bạn nên tập thể dục mỗi ngày hoặc ít nhất vài lần mỗi tuần.

Nếu bạn bận rộn và không có đủ thời gian tham gia tập thể dục cùng cún yêu, có rất nhiều cách khác để giúp chó của bạn tập thể dục. Bạn có thể đưa chó đến trung tâm chăm sóc chó ban ngày, thuê người dắt chó đi dạo hoặc đi đến công viên chó để cùng vui đùa với những chú chó khác.

Phần 2: Thay đổi thói quen ăn uống của chó

1. Cho chó ăn thức ăn cho chó vào các khung giờ giống nhau giữa các ngày

Cho chó ăn hai lần trong một ngày hoặc theo lời khuyên của bác sĩ thú y. Có một số giống chó thích ăn vào thời điểm cuối ngày.

Nếu chó của bạn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng, nhưng bị sao lãng trong ăn uống, bạn hãy đặt thức ăn xuống và bỏ đi nơi khác. Sau đó, quay trở lại sau nửa giờ và mang đĩa thức ăn đi, thậm chí nếu nó không ăn hết thức ăn. Điều đó giúp chó nhận ra nó phải ăn xong hết thức ăn trước khi không còn cơ hội để ăn nữa.

2. Làm cho bữa ăn thú vị

Hãy cho chó chơi với một món đồ chơi có thức ăn bên trong. Hãy dạy cho chó những mẹo vặt mới để tìm được thức ăn và sau đó cung cấp món ăn hoặc thức ăn ngon như một phần thưởng cho nó nếu nó làm tốt.

3. Làm cho thức ăn ngon hơn

Để làm cho thức ăn của chó ngon miệng hơn, bạn có thể khuấy thêm vào thức ăn một vài thìa thức ăn đóng hộp hoặc đổ một ít nước ấm lên phía trên.

Ngoài ra, hãy sử dụng nước thịt cho chó. Bạn có thể mua nó từ các Cửa hàng thú cưng. Đây chỉ là loại thực phẩm mà bạn trộn với thức ăn khô và nước ấm có thể làm cho thức ăn ngon hơn.

4. Thay đổi vị trí cho chó ăn

Nếu chó của bạn không chịu ăn, bạn hãy thử các cách khác nhau. Có thể mất một chút thời gian để cho chó của bạn điều chỉnh sự thay đổi này, nhưng chúng có thể giúp ích trong thời gian dài:

Cho chó ăn xa các vật nuôi khác.

Sử dụng một chiếc bát khác hoặc đặt nó ở một độ cao thoải mái hơn.

Để thức ăn trực tiếp dưới sàn thay vì cho vào bát.

Một số con chó bị sao lãng khi ăn bởi các hoạt động xung quanh và khó tập trung vào bữa ăn. Bạn hãy đặt thức ăn cho chó ở nơi có không gian yên tĩnh và không bị quấy rầy hoặc bị giành ăn từ vật nuôi khác.

5. Thay đổi các loại thức ăn

Hãy thử một thương hiệu khác, hoặc chuyển từ thức ăn khô cho chó sang thức ăn tươi để tránh nhàm chán. Thực hiện thay đổi từ từ trong một tuần: Trộn ¼ loại thức ăn mới với ¾ loại thức ăn cũ trong một vài ngày. Điều này sẽ giúp chó thích nghi và tiêu hóa tốt.

Thay đổi thương hiệu thức ăn cho chó đột ngột có thể gây tiêu chảy hoặc các bệnh khác về đường tiêu hóa.

6. Bảo quản thức ăn tươi cho chó

Hãy chắc chắn rằng tất cả các thức ăn luôn tươi và được bảo quản trong một hộp kín để giữ độ ẩm và tránh các yếu tố gây hại. Kiểm tra hạn sử dụng trên sản phẩm bạn mua và kiểm tra thường xuyên khi bạn lưu trữ nó.

Phần 3: Giải pháp để khắc phục chứng lười ăn ở chó

1. Cần đưa chó đến gặp bác sĩ thú y nếu nó làm biếng ăn mà không biết lý do

Nếu bình thường chó của bạn vẫn ăn tốt và nay bị lười ăn, bạn phải đưa ngay đến bác sĩ thú y để tìm nguyên nhân. Các vấn đề về răng, lở loét trong miệng hoặc các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của chó.

Bác sĩ thú y có thể giúp bạn đưa ra mức cân nặng chuẩn và đưa ra các phương pháp để đạt được mục tiêu đó.

2. Kiểm tra các dấu hiệu của bệnh

Nếu chó của bạn có biểu hiện của sự mệt mỏi, lờ đờ, khát nước quá mức, đau đớn hoặc nếu bụng của nó bị phồng rộp hoặc có tiếng kêu ở bụng hãy đưa ngay đến chuyên gia thú y để được tư vấn tình trạng của nó. Nếu thấy giun trong phân của chó chứng tỏ chó đã bị nhiễm ký sinh trùng cần được điều trị bởi bác sĩ thú y ngay để tránh nguy hiểm.

3. Kiểm tra chứng xoắn dạ dày ở chó

Khi dạ dày của chó bị xoắn lại, điều này rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến cái chết của chó chỉ trong vòng vài giờ. Hãy tìm hiểu những biểu hiện phổ biến của bệnh này như kiểm tra dạ dày, chó rên rỉ không hay nhịp thở không đều, chỉ nôn mà không ói ra. Bất kì dấu hiệu đáng ngờ nào cũng có thể là căn bệnh này và cần sự kiểm tra của bác sĩ thú y ngay lập tức.

Không cho chó đùa giỡn quá mạnh, chạy bộ hoặc hoạt động quá nhiều trong một thời gian ngắn sau khi ăn, điều này có thể làm xoắn dạ dày của chó gây nguy hiểm.

4. Kiểm tra răng của chó

Kéo môi của chó lên nhẹ nhàng kiểm tra răng của nó, nếu có bất kì biểu hiện nào xấu như bốc mùi, đốm nâu, hoặc có thể chó đang đau răng nên không thể ăn bình thường. Đưa chó đến gặp bác sĩ thú y nếu răng bị lung lay, sứt mẻ, hoặc bị rụng.

Bác sĩ thú y có thể hướng dẫn cho bạn cách làm sạch răng cho chó thường xuyên.

5. Nhận chỉ định thức ăn cho chó từ bác sĩ thú y

Bác sĩ thú y có thể chỉ định chế độ ăn uống đặc biệt cho chó để giải quyết các vấn đề về sức khỏe. Chó của bạn có thể không thích chế độ ăn uống này, nhưng điều quan trọng là đảm bảo nó ăn đủ chất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.

6. Nói chuyện với bác sĩ thú y về chế độ ăn uống của chó nếu không đem lại hiệu quả

Nếu chó từ chối ăn chế độ ăn uống đặc biệt theo chỉ định, hoặc sức khỏe của nó giảm hơn trước, hãy đưa chó gặp bác sĩ thú y ngay. Chó của bạn có thể cần thêm thuốc hoặc chế độ ăn uống dạng lỏng để dễ tiêu hóa hơn.   

Category: Chăm sóc chó | Views: 237 | Added by: PetTimes | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
avatar